Tấm polycarbonate đã trở thành một vật liệu ngày càng phổ biến cho tấm lợp, cửa sổ và mái che. Tuy nhiên, với quá nhiều sự lựa chọn, bạn đang phân vân không biết làm như thế nào để có thể chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Bài viết sau sẽ chia sẽ cách lựa chọn cũng như thi công tấm lợp polycarbonate đặc và rỗng ruột. Hãy đến ngay với Hiệp Thành để vấn đề của bạn được giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất!
Những đặc điểm của tấm lợp Poly
- Khả năng chịu lực cao, chúng có thể chịu được lực tác động lớn hơn 250 lần so với các loại kính thông thường. Sản phẩm đảm bảo không bị móp, méo, biến dạng… khi gặp những hiện tượng thời tiết cực đoan (như mưa đá, bão lớn, gió giật…)
- Có khả năng duy trì độ cứng ở nhiệt độ cao, không giãn nở quá nhiều khi thay đổi thời tiết thất thường.
- Chống tia cực tím, hạn chế sự tác động của tia UV đến làn da người dùng.
- Chống cháy hiệu quả, không làm lây lan nguồn lửa khi tiếp xúc với các chất gây cháy nổ.
- Sản phẩm có thể được nhuộm nhiều màu sắc, người dùng hoàn toàn có thể chọn lựa tấm polycarbonate với tông màu phù hợp với concept chủ đạo của ngôi nhà.
- Tấm lợp sáng Poly có khả năng cách nhiệt hiệu quả, do đó chúng có thể giữ không gian ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè.
- Tấm lợp Poly càng có nhiều lớp thì càng có khả năng cách nhiệt. Sản phẩm có thể thay thế thiết bị điều hòa không khí trong gia đình, giúp không gian luôn ôn hoà, dễ chịu.
- Hoàn toàn có thể tái chế, thân thiện với môi trường.
Những loại tấm polycarbonate được sử dụng trong thi công
Tùy vào đặc điểm của mỗi công trình mà chủ thầu hoặc gia chủ sẽ lựa chọn những loại tấm poly phù hợp. Theo đó, khách hàng có thể chọn hai loại poly phổ biến trên thị trường như tấm poly đặc ruột và tấm poly rỗng ruột.
Tấm poly đặc ruột
Theo đó sản phẩm có màu sắc đa dạng, khả năng chịu lực tốt, khả năng lấy sáng tự nhiên giúp tiết kiệm năng lượng và tăng tính thẩm mỹ của công trình nên sản phẩm được ứng ứng dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng, khách sạn, hồ bơi, biệt thự,… Bên cạnh đó, sản phẩm cũng được sử dụng để làm vách ngăn trong các văn phòng, hay khiên chống đạn.
Tấm poly rỗng ruột
Được thiết kế bởi các tấm poly mỏng xếp chồng lên nhau, bên trong là những khoảng trống nhỏ nên sản phẩm có các đặc tính nổi trội như cách nhiệt, độ bền cao, trọng lượng nhẹ, tính đàn hồi tốt. Nhờ đó giúp quá trình vận chuyển và vận chuyển được dễ dàng, thuận tiện hơn. Tuy nhiên, độ bền của tấm poly rỗng ruột lại không tốt bằng tấm poly đặc ruột hoặc vật liệu khác.
Do đó, sản phẩm thường được ứng dụng cho một số công trình ngắn hạn như mái che nhà để xe, nhà ga, công viên,…
Báo giá thi công lắp đặt tấm lợp Poly đặc và rỗng ruột
Dưới đây là một số loại hình báo giá của các nhà thi công tấm poly:
- Giá thi công lợp tấm Poly (không bao gồm vật tư): 80.000 – 150.000 (VND/m2)
- Giá thi công bao gồm cả Khung sắt (không bao vật tư) : 300.000 – 450.000 (VND/m2)
- Giá thi công toàn bộ bao gồm cả vật tư (Sắt, Poly loại Solite, phụ kiện) : 700.000 – 1.100.000 (VND/m2)
Loại tấm Polycarbonte thi công |
Độ dày tấm (mm) |
Khung sắt hộp (mm) |
ĐVT |
Đơn Giá (VNĐ/m2) |
Thông tin thi công tấm Polycarbonate đặc ruột: – Kích thước tấm: 1m22 – 20m – Màu sắc theo catalogue, tấm được phủ UV bảo vệ |
2mm |
20×40 20×20 |
m2 |
700.000 |
Thông tin thi công tấm Polycarbonate đặc ruột: – Kích thước tấm: 1m22 – 20m – Màu sắc theo catalogue, tấm được phủ UV bảo vệ |
3mm |
20×40 20×20 |
m2 |
850.000 |
Thông tin thi công tấm Polycarbonate đặc ruột: – Kích thước tấm: 1220mm – 2440mm – Màu sắc theo catalogue, tấm được phủ UV bảo vệ |
3mm |
30×60 30×30 |
m2 |
950.000 |
Thông tin thi công tấm Polycarbonate đặc ruột: – Kích thước tấm: 1220mm – 2440mm – Màu sắc theo catalogue, tấm được phủ UV bảo vệ |
4mm |
20×40 20×20 |
m2 |
950.000 |
Thông tin thi công tấm Polycarbonate đặc ruột: – Kích thước tấm: 1m22 – 20m – Màu sắc theo catalogue, tấm được phủ UV bảo vệ |
4mm |
30×60 30×30 |
m2 |
1.050.000 |
Thông tin thi công tấm Polycarbonate đặc ruột: – Kích thước tấm: 1m22 – 20m – Màu sắc theo catalogue, tấm được phủ UV bảo vệ |
5mm |
20×40 20×20 |
m2 |
1.050.000 |
Thông tin thi công tấm Polycarbonate đặc ruột: – Kích thước tấm: 1m22 – 20m – Màu sắc theo catalogue, tấm được phủ UV bảo vệ |
5mm |
30×60 30×30 |
m2 |
1150000 |
Thông tin thi công tấm Polycarbonate rỗng ruột: – Kích thước tấm: 2m1 – 5m8 – Màu sắc theo catalogue, tấm được phủ UV bảo vệ |
4.5mm |
20×40 20×20 |
m2 |
950.000 |
Thông tin thi công tấm Polycarbonate rỗng ruột: – Kích thước tấm: 2m1 – 5m8 – Màu sắc theo catalogue, tấm được phủ UV bảo vệ |
5mm |
20×40 20×20 |
m2 |
1.950.000 |
Bảng giá phụ kiện thi công tấm poly
Phụ kiện tấm poly thi công |
Độ dày (mm) |
Độ dài thanh |
Đơn vị |
Đơn giá (VNĐ) |
Nẹp nhôm chữ h |
~1mm |
Dài 6m |
Cây |
80 |
Nẹp nhôm u 7 |
~1mm |
Dài 6m |
Cây |
20 |
Nẹp nhôm u 12 |
~1mm |
Dài 6m |
Cây |
36 |
La nhôm 15mm |
15mm |
Dài 6m |
Cây |
30 |
La nhôm 20mm |
20mm |
Dài 6m |
Cây |
50 |
Nẹp nhựa chữ H |
4~5mm |
Dài 6m |
Thanh |
210 |
Nẹp nhựa chữ U |
4~5mm |
Dài 6m |
Thanh |
120 |
Tổng quan trước khi lắp đặt tấm lợp Poly
Kích thước khung tối đa khi lắp tấm poly dạng phẳng
Đối với tấm poly dạng phẳng, khung poly có thể được lắp với bất kỳ dạng nào. Người lắp chỉ cần lưu ý tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của khung, từ đó sẽ xác định khả năng chịu lực của chúng. Để chia đều lực tác động cho tấm poly và hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của lực đẩy ở 1 điểm duy nhất, cách tốt nhất là dùng 4 thanh kẹp sao cho chiều dài của thanh kẹp bằng với chiều rộng của khung.
Kích thước khung tối đa khi lắp tấm poly dạng uốn cong
Cũng giống như poly dạng phẳng, kích thước khung của vật liệu cần đạt tỉ lệ tương thích với kích thước của tấm lấy sáng. Tấm lợp Polycarbonate có thể được uốn cong khi thi công, lắp đặt dạng vòng cung. Để tấm poly lấy sáng không bị chịu lực tác động quá lớn, bán kính tối thiểu khi uốn cong cần gấp 100 lần độ dày của tấm.
Độ co giãn của tấm lợp poly
Độ co giãn của tấm lấy sáng poly sẽ phụ thuộc vào chất liệu và đặc thù của từng loại (đặc hay rỗng ruột). Tuy nhiên, chúng đều có tỉ lệ giãn nở nhất định vào buổi trưa (nhiệt độ tăng cao) và buổi tối (nhiệt độ hạ thấp). Để giúp sản phẩm không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi sự biến nhiệt trong ngày, đội ngũ thi công cần cố định tấm lợp và xà gồ bằng vít chống gỉ và chịu nhiệt. Tiếp theo đó, cần khoan một lỗ lớn hơn thân vít ít nhất 2mm so với đường kính của các vít bắt, đồng thời số lượng vít cần phù hợp với đặc điểm kỹ thuật của tấm lợp poly.
Dán keo vào 2 đầu
Dán keo là bước thi công không thể thiếu khi lắp đặt tấm lợp lấy sáng Poly. Để thực hiện, đầu tiên cần gỡ một lớp màng bảo vệ bề mặt tấm polycarbonate theo chiều ngang (khoảng 5 – 10cm), sau đó dán kéo bịt đầu tấm poly hoặc gắn thanh nhôm U. Công dụng của việc làm này đó là hạn chế nước và bụi bặm đi vào các khoảng rỗng bên trong, giúp sản phẩm bền bỉ cùng thời gian.
Dùng vòng đệm và chất bịt kín
Cần lưu ý khi sử dụng vòng đệm và chất bịt kín, bởi nếu sai sót trong khâu thực hành này sẽ khiến tấm lợp bị hư hỏng chỉ sau một thời gian ngắn.
- Vòng đệm nên chọn các loại nhựa như Neoprene, TPE, hoặc EPDM
- Không nên sử dụng vòng đệm PVC vì chất liệu này không tương thích với polycarbonate. Khi tiếp xúc lâu dài sẽ gây nên tình trạng hư hỏng.
- Tương tự với chất bịt kín, đội ngũ lắp đặt cần kiểm tra kỹ thành phần hoá học của chất bịt kín có tương thích với vật liệu polycarbonate hay không.
Định vị tấm lợp
Mỗi loại mái khác nhau sẽ có cách định vị tấm lợp Poly khác nhau:
- Đối với mái phẳng thì cần lắp tấm lợp theo hướng gân của các ống sáo.
- Đối với mái vòm thì cần lắp tấm lợp theo hướng của khung có hình vòm.
- Đối với mái có vách ngăn thì cần lắp tấm lợp theo chiều dọc.
Đặc biệt, đối với những tấm lợp sáng được xếp thành chồng và lắp theo hướng nằm ngang thì cần chừa một dốc nghiêng tối thiểu 5°. Việc làm này sẽ giúp tấm lợp tự làm sạch, giảm đọng nước qua các đấu nối và vít. Chưa hết, dốc nghiêng 5° này còn giảm bớt hiệu ứng thị giác về độ lệch do sức nặng của tấm lợp gây nên, nhờ đó có thể cải thiện về tính thẩm mỹ cho không gian lắp đặt.
3 Bước thi công tấm lợp lấy sáng poly
Bước 1: Chọn loại tấm polycarbonate phù hợp
Để lắp đặt tấm lợp polycarbonate, trước tiên bạn nên quyết định loại tấm polycarbonate nào bạn muốn sử dụng; hai bức tường hoặc nhiều bức tường. Cách tốt nhất để ghi nhớ nó là càng có nhiều lớp thì càng có nhiều lớp cách nhiệt, do đó tấm càng dày thì càng có nhiều lớp cách nhiệt. Ví dụ, polycarbonate nhiều vách 35mm sẽ cung cấp cách nhiệt tốt hơn đáng kể so với polycarbonate hai vách 10mm. Điều này sẽ cung cấp cho bạn ý tưởng về độ dày bạn sẽ cần:
- 4-6mm: nhà kính, nhà kho và khung lạnh.
- 10-16mm: tán nghiêng, nhà kính thương mại và bãi đậu xe.
- 25mm và 35mm: mái nhà kính.
Chú ý:
- Bạn cũng sẽ cần một hệ thống kính . Các thanh tráng men được vặn dọc theo tâm của các thanh giằng, và tấm polycarbonate được cắt để vừa khít giữa chúng và đặt vào vị trí.
- Bạn phải luôn đảm bảo rằng hệ thống kính có chỗ để bù lại sự giãn nở vì tấm polycarbonate sẽ thay đổi kích thước tùy thuộc vào nhiệt độ.
- Nếu nó trở nên ấm hơn, polycarbonate sẽ nở ra và nếu nó trở nên lạnh hơn, polycarbonate sẽ co lại.
Bước 2: Cắt tấm polycarbonate
- Trong khi polycarbonate rất mạnh và bền, nó có thể dễ dàng cắt để tạo hình bằng cách sử dụng ghép hình hoặc cưa vòng được gắn với các lưỡi có răng nhỏ.
- Để cắt tấm polycarbonate, hãy đảm bảo bảng được cố định để nó không di chuyển, đánh dấu kích thước cần thiết trên phim bìa và cắt bảng với phim vẫn còn trên bảng. Sau khi cắt, bạn cần phải làm sạch bụi bằng máy nén khí hoặc máy hút.
- Nếu bạn quyết định sử dụng polycarbonate cho tấm lợp hoặc mái che, bạn nên xem xét hướng của các đường sườn của polycarbonate khi cắt và trước khi lắp đặt.
- Điều này để đảm bảo rằng các xương sườn chạy cùng hướng với mặt sân, điều này đảm bảo độ chắc chắn. Nó sẽ chạy theo hướng của dốc.
- Sử dụng chất trám khe phù hợp là rất quan trọng. Bạn nên chọn chất trám khe không cứng, vì các chất bịt kín khác có thể bị nứt, đổi màu và làm cho polycarbonate của bạn trở nên giòn.
Bước 3: Lắp đặt các tấm polycarbonate
- Đầu tiên, bạn cần lưu ý về việc chọn mặt bên phải của tấm lợp hướng lên trên (tức là hướng về phía mặt trời). Để chọn được mặt phải của tấm lợp, bạn hãy tìm nhãn dán được ghi chú đầy đủ trên sản phẩm. Mặt chống tia cực tím luôn nằm dưới lớp nhãn dán, hãy ghi nhớ điều này để không lắp nhầm bề mặt vật liệu.
- Sau khi đã xác định đúng bề mặt, hãy thực hiện lợp theo thứ tự từ dưới lên trên. Bạn nên bắt đầu với tấm lợp thấp hơn trước, đảm bảo giữ độ cao tối thiểu là 5 độ để nước mưa chảy về phía máng xối, đồng thời nhô ra khoảng 50mm vào máng để ngăn chặn sự tích tụ hơi ẩm trên bề mặt tấm lợp poly.
Các bước lắp đặt tấm lợp Poly cần được thực hiện đúng quy trình.
- Sử dụng vít để cắt sẵn một lỗ đủ rộng. Điều này sẽ giúp Polycarbonate thay đổi kích thước mà không khiến các tấm lợp bị vênh, mất thẩm mỹ.
- Khi các tấm lợp đã ở đúng vị trí, bạn có thể thêm các nút cố định để gia cố thêm cho sản phẩm, đồng thời gỡ bỏ lớp màng bảo vệ để giúp sản phẩm phát huy tốt tính năng hấp thụ ánh sáng của mình.
- Chỉ tháo tầm màng bảo vệ sau khi hoàn thiện xong công trình thi công, Nếu tháo quá sớm, tấm lợp sẽ bị chà xước bề mặt, còn nếu bạn quên tháo lớp màng này, chúng sẽ bị dính chặt vào bề mặt tấm poly khi có sự tác động nhiệt độ từ ánh nắng mặt trời.
Các phụ kiện chuyên dùng để thi công tấm lợp poly
Nhằm giúp cho quá trình thi công tấm lợp poly dễ dàng, thuận tiện và nâng cao tính thẩm mỹ cao hơn, bạn nên tham khảo sử dụng các phụ kiện chuyên dùng sau đây:
- Sử dụng keo trung tính khi thi công lắp đặt tấm lợp poly, nhờ đó giúp cấu trúc sản phẩm không bị hư hỏng cũng như nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình,
- Nẹp hình chữ U nhuộm viền xung quanh cũng là một phụ kiện cần thiết cho thi công tấm lợp poly. Loại nẹp này có tác dụng chống bám bụi, đồng thời nâng cao tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo băng keo bịt đầu tấm, một loại phụ kiện có tác dụng chống bụi bẩn và ngăn cản côn trùng chui vào không gian rỗng của tấm lợp.
Một vài lưu ý khi lắp đặt tấm lợp poly
Để tấm lợp lấy sáng Poly phát huy tốt nhất tính năng và ưu điểm của mình, người dùng cần lưu ý vài điều trong khâu sử dụng và vệ sinh sản phẩm:
- Vấn đề vệ sinh: Người dùng cần lưu ý trong quá trình vệ sinh cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hoá chất không tương thích với vật liệu Polycarbonate. Để đảm bảo an toàn, tốt hơn hết bạn nên tham vấn ý kiến từ các chuyên gia hoặc nhà sản xuất vật liệu xây dựng này, từ đó có thể lựa chọn sản phẩm vệ sinh tấm lợp tốt nhất.
- Cần tránh những sản phẩm vệ sinh tấm lợp Poly có thành phần tương khắc với Polycarbonate.
- Trong quá trình lắp đặt: Để tránh trường hợp nứt vỡ tại các mấu nối liên kết, việc khoan lỗ trên tấm lợp lấy sáng cần được tính toán cẩn thận, đảm bảo sản phẩm không bị co giãn quá mức khi thay đổi nhiệt độ. Cần lưu ý rằng, các loại khung tấm lợp (thép, nhôm, inox) có mức độ co giãn khác nhau, do đó ngoài sự giãn nở của vật liệu lấy sáng, bạn cần chú trọng độ giãn của khung lợp để tính toán mức độ thay đổi cấu trúc.
- Các loại keo: Keo dán và hoá chất được sử dụng trong quá trình thi công cần đảm bảo mang tính trung hoà, không bị ảnh hưởng tới vật liệu Polycarbonate.
- Băng keo bịt hai đầu tấm lợp sẽ là sự lựa chọn thông minh để tránh hiện tượng đóng rêu, tích tụ bụi bẩn bên trong.